Tranh chữ Phúc đã trở thành một biểu tượng văn hóa quan trọng trong nền văn hóa Trung Quốc và nhiều nước châu Á khác. Không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt, mà tranh chữ Phúc còn mang theo một ý nghĩa sâu sắc về tài lộc, hạnh phúc và may mắn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá về tranh chữ Phúc và tìm hiểu ý nghĩa tượng trưng đằng sau nó.

I. Cấu tạo của chữ “Phúc” trong tiếng Hán

Chữ Phúc (福) có cấu tạo gồm 4 bộ thủ, gồm 1 bộ bên trái và 3 bộ bên phải.

Bên trái là bộ thị (⺭) có nghĩa là cầu thị, khao khát, mong đợi. Bộ thị (示) vốn dùng để vẽ hình bàn thờ. Như vậy chữ Phúc cũng bao hàm sự mong muốn, ước ao của người dân về nhiều khía cạnh trong cuộc sống.

Bên phải gồm 3 bộ thủ:

  • Bộ miên (宀) nghĩa là mái nhà, là sự mong ước của người có một mái ấm để quay về sau những chuyến đi xa kiếm tiền. Mái nhà cũng là biểu tượng của sự an cư lạc nghiệp, có nhà rồi mới yên tâm đi làm ăn xa. Dần trải qua các thời đến nay được viết lại thành “一 ” ở trên đầu thể hiện sự che chở.
  • Nằm ở giữa là bộ khẩu (口), tượng trưng cho những cái miệng ăn, hộ khẩu của mỗi người, thể hiện sự con đàn cháu đống, cuộc sống dưới mái nhà tràn ngập tiếng cười. Khẩu còn tượng trưng cho tiếng nói tiếng cười, nơi mà chỉ những gia đình hạnh phúc mới có.
  • Cuối cùng bộ điền (田) nghĩa là ruộng vườn, nơi mà diễn ra công việc trồng trọt, cày cấy, là nơi nuôi sống gia đình. Bộ điền tượng trưng cho sự đầy đủ về của cải vật chất, sự no đủ của gia đình.

Dựa vào cách viết, ta có thể thấy “Phúc” chính là dạng viết tắt của ước mơ con người, mơ có một mái nhà nơi mà có người thân luôn ở đó mong chờ ta mỗi ngày, nơi đầy ắp tiếng cười và mơ một cuộc sống an cư lạc nghiệp.

Cấu tạo chữ Phúc trong tiếng Hán

II. Ý nghĩa của chữ Phúc

1. Phúc trong Ngũ Phúc

Phúc được cắt nghĩa ra làm 5 thứ hạnh phúc trong đời người. Theo quan niệm của người Trung Quốc thì đó là:

  • Trường Thọ: đây là phúc đầu tiên trong cuộc sống con người, người xưa hay quan niệm rằng người có phúc mới ra người sống lâu, sống thọ.
  • Phú Quý: nghĩa là có nhiều tiền bạc, địa vị cao trong xã hội, người có nhiều phúc phần thì ắt sẽ trở nên giàu có, nhiều của ăn của để.
  • Khang Ninh: có sức khỏe, tâm an lạc, vô tư không lo nghĩ
  • Hảo đức: tấm lòng lương thiện, nhân hậu, luôn làm những điều tốt
  • Thiện chung: ra đi một cách thanh thản, nhẹ nhàng, không ốm đau bệnh tật.

“Hảo đức” quan trọng nhất trong ngũ phúc. Khi sống với tấm lòng lương thiện, luôn hướng tâm về điều tốt thì ắt 4 cái còn lại đều tự khắc sẽ đến. Sống thiện lành rồi mới được sống lâu, sống trong giàu sang, khỏe mạnh, khi chết thì cũng ra đi thanh thản, không đau đớn. Do đó “Hảo đức” là chìa khóa của ngũ phúc, tu dưỡng đạo đức tốt mới có một cuộc sống giàu ý nghĩa.

Ngũ phúc của người Việt Nam đơn giản hơn và thực tế hơn. Đó là Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh. Phú là giàu có, Quý là quyền quý, sang trọng, Thọ là sống lâu, Khang là khỏe mạnh, Ninh là sống yên ổn, an lành.

Chỉ khi kết hợp được 5 yếu tố đấy lại với nhau thì mới có một cuộc sống viên mãn, trọn đầy. Nếu thiếu chỉ 1 yếu tố thì cuộc sống vẫn chưa được vẹn toàn, ví dụ có tuổi thọ nhưng không có của cải để mà tận hưởng,có nhiều tiền nhưng chết yêu nên không hưởng được phú quý, …

2. Trong đạo Phật

Theo giáo lý nhà Phật, khái niệm về “Phúc” không được xem là điềm lành từ trời rơi xuống, mà thay vào đó, nó được hiểu như một phần của nghiệp quả. Điều này có nghĩa là sự hạnh phúc hay bất hạnh mà chúng ta trải qua trong cuộc sống không chỉ đến từ bên ngoài, mà còn phản ánh nghiệp quả của chính chúng ta. Nếu chúng ta hành đạo và tu tập một cách tốt, thì chúng ta có khả năng tạo điều kiện cho sự hạnh phúc, không chỉ cho bản thân mà còn cho con cháu và những người xung quanh. Chữ phúc là để nhắc nhở hãy cố gắng làm việc thiện để tích phúc phần sau này.

III. Tại sao người Trung Quốc lại thường treo chữ Phúc ngược

Vào mỗi dịp Tết, người dân Trung Quốc lại treo chữ Phúc ngược để cầu may mắn. Vì Phúc treo ngược là Phúc đảo, “đảo” đồng âm với “đáo”. Chứ Phúc treo ngược có nghĩa là Phúc đến. Dưới đây là 2 câu chuyện kể về chữ Phúc treo ngược.

Câu chuyện 1

Vào thời Minh, Hoàng đế Chu Nguyên Chương đã sử dụng chữ “Phúc” như một dấu hiệu bí mật để chuẩn bị ám sát một người. Mã Hoàng hậu tốt bụng đã cố gắng loại bỏ tai họa này bằng cách ra lệnh rằng tất cả các gia đình trong thành phố phải dán một chữ “Phúc” lên cửa riêng của họ trước khi bình minh đến. Lệnh của Hoàng hậu Mã không ai dám vi phạm, vì vậy từng gia đình đều dán một chữ “Phúc” lên cửa. Tuy nhiên, có một gia đình không biết chữ, họ đã dán chữ “Phúc” ngược.

Ngày hôm sau, Hoàng đế đã sai người đi kiểm tra trên đường phố và phát hiện rằng mọi người đã dán chữ “Phúc,” nhưng có một gia đình đã dán chữ “Phúc” ngược. Hoàng đế nghe báo cáo và tức giận, ngay lập tức ra lệnh cho quân đội của Hoàng cung giết hại gia đình đó. Hoàng hậu Mã thấy tình hình không tốt, nhanh chóng nói với Chu Nguyên Chương: “Gia đình đó biết Hoàng đế đến thăm hôm nay, nên cố ý dán chữ ‘Phúc’ ngược, có nghĩa là ‘Phúc đến’ chứ không phải ý xấu đâu phải không?” Hoàng đế nghe xong thấy lý lẽ và liền ra lệnh tha cho họ, cuộc khủng hoảng lớn này cuối cùng cũng được giải quyết. Từ đó, người ta thường dán chữ “Phúc” ngược nhằm mong muốn điều may mắn và để tưởng nhớ Hoàng hậu Mã.

Câu chuyện 2

câu chuyện bắt nguồn từ triều đại Thanh và xảy ra tại cung điện của Hoàng tử tôn kính. Vào một dịp Tết trước đây, ngày trước ngày Tết, người quản gia lớn của cung đã viết vài chữ “Phúc” lớn, yêu cầu dán lên cửa lớn của cung điện. Tuy nhiên, một người hầu không biết chữ và vô tình dán chữ “Phúc” ngược. Hoàng tử tôn kính vô cùng tức giận và muốn trừng phạt người hầu này.

Tuy nhiên, quản gia lớn là người rất thành thạo trong việc nói đạo lý, ông nhanh chóng quỳ gối xuống và trình bày: “Tôi thường nghe mọi người nói rằng Hoàng tử tôn kính sống lâu và hạnh phúc, và giờ đây, hạnh phúc thật sự đã đến (nghĩa là chữ “Phúc” đang bị dán ngược). Điều này là dấu hiệu của niềm vui và may mắn. Sau đó, Hoàng tử tôn kính thưởng quản gia lớn và người hầu mỗi người năm chục lượng bạc.

IV. Tranh chữ Phúc hợp với người mệnh gì

Tùy vào thuộc tính của tranh mà người ta sẽ đánh giá xem có hợp với tranh hay không.

  • Mệnh Kim: phù hợp với những tranh mạ vàng có nền màu vàng
  • Mệnh Mộc: người mệnh Mộc thì nên treo tranh chữ Phúc có khung làm bằng gỗ
  • Mệnh Thủy: mệnh thủy thì treo tranh mạng vàng, có nền màu đen.
  • Mệnh Hỏa: nên chọn tranh có nền đỏ, chỉ cần tránh những tranh làm từ gỗ là được.
  • Mệnh Thổ: Người mệnh thổ chọn tranh có nền đen hoặc vàng thì sẽ giúp bảo vệ gia chủ khỏi những điều xấu.

V. Tranh chữ Phúc treo ở đâu?

Phòng làm việc: Treo tranh chữ Phúc trong phòng làm việc giúp gia chủ luôn gặp may mắn, suôn sẻ trong công việc, học tập, dễ thăng quan tiến chức, quý nhân phù trợ

Phòng khách: treo ở phòng khách vừa có tác dụng trang trí cho ngôi nhà, vừa có tác dụng tạo ra nguồn sinh khi mới cho ngôi nhà, bảo vệ các thành viên gia đình khỏi nhưng điều tiêu cực.

Phòng ngủ: nếu treo tranh chữ Phúc trong phòng ngủ, gia chủ sẽ có những giấc ngủ ngon, yên bình

VI. Các mẫu tranh chữ Phúc đẹp

Tranh thêu chữ Phúc không chỉ là một món quà ý nghĩa với những hàm ý tốt đẹp mà còn là món đồ vật trang trí tinh tế, giúp cho ngôi nhà thêm màu sắc hơn.

Gỗ, với sự đơn giản và tinh tế, sau khi được các nghệ nhân khéo léo điêu khắc thành bức tranh chữ “Phúc,” tạo ra một sản phẩm độc đáo, mềm mại và tinh xảo. Treo tranh chữ “Phúc” bằng gỗ không chỉ mang ý nghĩa của tài lộc, may mắn và bình an, mà còn thêm vào không gian nội thất sự sang trọng và tinh tế.

tranh chữ phúc

Sử dụng chất liệu mạ vàng làm cho bức tranh chữ “Phúc” có giá trị cao hơn so với các vật liệu khác, từ đó gia tăng giá trị tượng trưng của nó. Việc treo bức tranh chữ “Phúc” được mạ vàng ở các vị trí quan trọng trong ngôi nhà thường được thực hiện với hy vọng đón nhận nhiều sự may mắn và thuận lợi, và đồng thời, chất liệu này còn thể hiện sự phô trương và quyền lực của chủ nhân ngôi nhà.

tranh chữ Phúc mạ vàng – CP01
tranh chữ phúc mạ vàng – CP02
tranh chữ phúc mạ vàng – CP03
tranh chữ phúc
Tranh thư pháp chữ “Phúc” mạ vàng 24k – CP04
Tranh chữ Phúc mạ vàng – CP05

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *